-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hướng dẫn ăn dặm cho bé từ A – Z
Ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé. Tuy nhiên, nhiều bố mẹ vẫn rất băn khoăn về việc ăn dặm của bé, nhất là đối với những bạn lần đầu làm bố mẹ. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về việc ăn dặm của bé như: Khi nào thì cho bé ăn dặm, ăn sớm hơn hay trễ hơn được không? Nên cho bé ăn gì? Ngày bao nhiêu bữa? Nên tập cho bé ăn dặm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chi tiết về cách hướng dẫn ăn dặm cho bé để bố mẹ hiểu rõ nhé!
Khi nào cho bé ăn dặm?
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, từ 6 - 12 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp hơn một nửa nhu cầu dinh dưỡng của bé và từ 12 - 24 tháng tuổi, sữa mẹ cung cấp ít nhất một phần ba nhu cầu dinh dưỡng của bé. Do đó, ngoài sữa mẹ thì bé cần được ăn thêm thức ăn từ bên ngoài để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như năng lượng cho cơ thể mà sữa mẹ không cung cấp đủ. Giai đoạn này gọi là giai đoạn ăn dặm. Lượng thức ăn của bé cũng cần được tăng dần từ chất đến lượng theo độ tuổi nếu không trẻ sẽ chậm tăng cân, kém phát triển. Đặc biệt, bé từ 6 – 12 tháng tuổi có nguy cơ thiếu sắt rất cao do đó, ăn dặm là nguồn bổ sung sắt cần thiết cho bé.
Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn.
Ăn dặm quá sớm:
Trước 4 tháng tuổi, cơ thể bé chuea có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Việc cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé biếng bú, bỏ bú, từ đó thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giảm sức đề kháng,..
Bé có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón…do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đầy đủ các men để tiêu hóa các loại thức ăn phức tạp.
Bé ăn dặm thường sẽ giảm bú sữa mẹ, từ đó thiếu hụt các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Bé bú ít sữa mẹ gây tăng khả năng mang thai ở mẹ
Ăn dặm quá muộn: ăn dặm quá muộn khiến bé không được cung cấp đầy đủ những chất dưỡng cần có để phát triển, khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển…
Nguyên tắc ăn dặm cho bé
“ Từ ít đến nhiều”: Để dạ dày bé thích nghi và làm quen với một loại thức ăn mới mà không phải là sữa mẹ, bố mẹ nên cho bé ăn 5-10ml thức ăn trong 3 bữa đầu. Mỗi ngày ăn 1 bữa, khi trẻ quen có thể tăng lên 2 bữa/ngày, đồng thời tăng dần lượng thức ăn trong mỗi bữa.
“ Từ lỏng đến đặc”: Cho bé ăn từ bột loãng đến đặc dần, đến cháo rây, cháo nguyên hạt, cơm nát,…để tập cho bé thích nghi và dần ăn được những thức ăn như người lớn.
“ Từ ngọt đến mặn”: Ban đầu tập ăn dặm cho bé, bố mẹ nên bắt đầu từ bột ngọt trước để có mùi vị tương tự như sữa mẹ, sau đó mới dần chuyển sang cho bé bột mặn để có nhiều chất dinh dưỡng hơn.
“ Đầy đủ dinh dưỡng – Hợp vệ sinh”: Những tháng đầu tập dặm chỉ nên cho bé ăn những thức ăn dễ tiêu như cháo hoặc rau, củ quả. Từ tháng 9 trở đi, bé cần được bổ sung đầy đủ các nhóm thức ăn: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, dầu, mỡ…Ngoài ra, bố mẹ cũng chú ý cho bé ăn nhiều hoa quả để bổ sung vitamin thiết yếu cho cơ thể.
Các thực phẩm cho bé cần được lựa chọn kĩ, đảm bảo an toàn vệ sinh vì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn yếu và rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
“ Không ép ăn”: Nếu bé tỏ ra không hợp tác, không muốn ăn hoặc không muốn tiếp tục ăn, bố mẹ không nên ép bé ăn nữa. Bố mẹ có thể ngưng khoảng 5-7 ngày sau đó cho bé tập ăn lại, để tránh bé bị căng thẳng, gây biếng ăn.
Những sai lầm khi cho bé ăn dặm
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn quá 1g muối mỗi ngày do thận bé còn yếu. Không nêm các gia vị mặn vào thức ăn của bé
Khi trẻ trên 1 tuổi có thể nêm mắm, muối nhưng chú ý nêm nhạt.
Khi cho bé ăn cháo ngọt, bố mẹ cũng không nên sử dụng quá nhiều đường gây ảnh hưởng sức khỏe
Nên thay đổi các loại thực phẩm giàu đạm thường xuyên, như băm nhỏ thịt, cá ỏ vào cháo để thay đổi khẩu vị.
Cho bé ăn cơm quá sớm khi chưa có răng khiến dạ dày của bé phải hoạt động quá mức
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐẠI TÂN TIẾN
/ 0 bình luận
/ 15/04/2021