Đừng để suy dinh dưỡng cản trở sự phát triển của con bạn

Ở việt nam, có khoảng 50% trẻ em bị thiếu hụt các vi chất, các vitamin và khoáng chất như A, D, B, C, Ca, Fe, Zn… . Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển cả về thể chất lẫn tâm thần. 

THIẾU VITAMIN A:

Những thực phẩm giàu vitamin A giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng

Vitamin A có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ nhỏ

  • Tăng trưởng: ở trẻ thiếu vitamin A sẽ còi cọc, chậm lớn, Vitamin A giúp cơ thể bé tăng trưởng và phát triển toàn diện hơn.
  • Thị giác: vitamin A có vai trò trong sự nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của tình trạng thiếu vitamin A là giảm khả năng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu.
  • Bảo vệ biểu mô: vtm A giúp bảo vệ sự toàn vẹn của biêu mô giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non, các tuyến bài tiết. Khi thiếu vtm A biểu mô và niêm mạc bị tổn thương.
  • Miễn dịch: vtmA giúp làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu sẽ làm giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
  • Suy dinh dưỡng: thường kéo theo tình trạng thiếu vitamin A do cơ thể thiếu chất đạm để tham gia chuyển hóa vitamin A. Nhiễm trùng, suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu và chuyển hóa vtm A, đồng thời làm tăng nhu cầu sử dụng vtm A. Ngược lại khi thiếu vtm A sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng. Vô hình chung đã tạo ra một vòng lẩn quẩn gây hại cho cơ thể trẻ

Để phòng ngừa thiếu vitamin a ở trẻ các bậc cha mẹ nên đảm bảo cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, các loại rau có màu xanh đậm...

THIẾU VITAMIN D:

Tăng cường các loại Vitamin để ngăn ngừa suy dinh dưỡng

Vitamin D có vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hóa các chất vô cơ, chủ yếu là photpho và canxi. Vtm D giúp tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận tham gia vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng. Do đó có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển bình thường hệ xương của trẻ em. Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong máu luôn hằng định. Khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm nồng độ canxi trong máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi trong máu, gây lên hậu quả coi xương ở trẻ em, làm trẻ chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng...Các bậc cha mẹ nên bổ sung vitamin D cho bé bằng cách thường xuyên cho trẻ ăn cua, cá, trứng, sữa, gan, phô mai, các loại rau xanh chú ý bữa ăn luôn có dầu ăn hoặc mỡ để tăng hấp thu vitaminD. Thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm ít nhất 15-20 phút mỗi ngày.

THIẾU VITAMIN NHÓM B:

Các vitamin nhóm B bao gồm B1, B6, B12. Các vitamin này tan trong nước nên thường hay bị hao hụt hoặc mất đi trong quá trình chế biến và bảo quản. các vitamin có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa các chất, đặc là chuyển hóa đường. khi thiếu các vitamin này trẻ thường biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc về đêm. Các vitamin nhóm B có nhiều trong các loại rau củ, quả, các loại ngũ cốc: chuối, nho, dưa hấu, trứng, sữa, thịt cá, ngũ cốc nguyên cám

THIẾU VITAMIN C:

Vtm C có vai trò chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng hấp thu sắt… Khi thiếu vtmc dễ bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm trên da, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp…Vitamin c có nhiều trong các loại trái cây họ nhà cam quýt, rau ngót…

THIẾU SẮT:

Thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến, nhất là đối với trẻ em. Thiếu sắt thường dần đến tình trạng mệt mỏi, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chạm phá triển trí não, giảm khả năng chú ý và học tập. Để giảm bớt hậu qua gây ra do thiếu sắt, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan, trứng, các loại rau củ có màu xanh đậm như rau ngót, chùm ngay, bông cải xanh…

THIẾU KẼM:

Kẽm có vai trò tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và tác động lên hầu hết quá trình sinh học của cơ thể. Kẽm tham gia điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần của hormone tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục. Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường là nhờ kẽm bởi nó hoạt hóa hệ thống này thông qua cơ chế kích thích các đại thực bào và lympho T. Ở trẻ thiếu kẽm nguy cơ nhiễm khuẩn cao do đó các bậc cha mẹ phải thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm giàu kẽm như thịt, gan, cá, hải sản, rau củ quả có màu vàng và màu xanh đậm.

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM ĐẠI TÂN TIẾN / 0 bình luận / 30/03/2021